Đạo lí không cần minh họa

Leave a Comment

Bạn bè tôi, nhiều người có kiến thức rộng, hiểu biết uyên tâm và tầm nhìn cao xa luôn chủ trương không khuyên bảo, chỉ dạy gì ai cả. Nhiều người đồng ý rằng: những người đi xin lời khuyên chỉ muốn tìm một người nghe, và cao hơn là một người cùng quan điểm để ủng hộ ý muốn còn đang lưỡng lự bên trong họ, đơn giản là tìm một đồng minh. Những điều đúng đắn hay giải pháp là thứ họ không cần và sẽ không bao giờ làm theo lời khuyên của bạn, nếu không phải đồng minh. Tóm lại: nghe tâm sự và cho lời khuyên là chuyện hoàn toàn phí thời gian và công sức.

Tôi cũng đồng ý với ý kiến đó. Tuy nhiên tôi vẫn luôn lắng nghe và chia sẻ với những người tìm đến mình. Vì biết đâu mình có thể giúp họ một chút ít nào đó, trong một giai đoạn ngắn ngủi cũng hay rồi. Còn sau đó họ quyết định thế nào thì cũng không cần nghĩ nhiều. Hơn nữa qua những câu chuyện và câu hỏi, chính tôi cũng thấy được nhiều hơn, hiểu được thế giới và chính mình hơn.

Mới đây có một người bạn thân, sau khi kể một câu chuyện dài, cùng nhiều câu hỏi và nhiều lời khuyên, gợi ý từ tôi, bạn tóm lại một câu: "Thôi được rồi, mình tự lo chuyện của mình vậy. Dù gì thì chính bạn cũng có những khó khăn chưa giải quyết được kia mà!"

Câu đó cũng làm tôi choáng váng một hồi, hehe. Đó là một người bạn thân, không phải người xa lạ. Câu đó như rũ bỏ tất cả những tâm huyết và chia sẻ, những kiên nhẫn trong lắng nghe của tôi. Và tôi không nói gì thêm nữa.

Tôi không nói cho bạn biết rằng đừng nhìn một người đang bị giam cầm mà nghĩ anh ta không có chìa khóa để giải thoát cho bạn, vì vấn đề của hai người là khác nhau. Thậm chí anh ta cũng có chìa khóa cho vấn đề của chính bản thân, nhưng anh chưa muốn mở khóa. Việc đúng sai của vấn đề không phụ thuộc vào bản thân người nói ra vấn đề đó. Câu nói "không tự giải quyết được vấn đề của mình thì đừng bàn vấn đề của người khác" hoàn toàn là ngụy biện và vô tri.

Vì sao người ta nói ra đạo lí cho bạn, rồi còn phải dùng chính cuộc đời của họ để chứng minh, làm gương cho bạn? Không có đâu.

Và cũng chính vì tâm lí "thấy mới tin" mà rất nhiều người bị dắt mũi, bị lừa. Khi người khác cố gắng chứng minh, thuyết phục bạn tin tưởng điều họ nói, tất phải có mục đích đàng sau. Những trào lưu, tin tức thật giả "theo nghiên cứu, theo chuyên gia, theo các nguồn tin đáng tin cậy"... tràn lan trên mạng ngày nay chính là như vậy.

Còn về một số người không thích nói, cũng chẳng thích nghe, chỉ thích dè bỉu kiểu "Những đứa hay nói đạo lí sống như L". Tôi thật không biết họ có sống như L không, trước mắt là thấy nói như L rồi :V :))

Hết, hehe.

Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo

0 comments:

Post a Comment